Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Mùa Xuân trên đảo Lý Sơn

Mùa Xuân trên đảo Lý Sơn



ly-son-305.jpg
Bình minh trên biển Lý Sơn.
RFA
“Bình thường mà được nhất là một người đi biển thu nhập được khoảng 40-50 triệu một tháng. Như đứa bạn em đi biển một tháng về mua được chiếc Exeter luôn đó. Nhưng lỡ bị bắt thì mất hết luôn, về lại vay tiền nhà nước lại đóng lại tàu khác. Như thuyền trưởng Mai Phụng Lưu đó, mấy lần bị Trung Quốc bắt và lấy hết tài sản luôn, biệt danh là con sói biển Lý Sơn.”
Những ai từng đến đảo Lý Sơn, có lẽ khó mà quên được mùi hương của biển mặn quyện với mùi lá hành, lá tỏi non trong gió ngào ngạt thơm, một mùi thơm rất riêng mà chỉ ở đảo Lý Sơn mới có thể có được. Mùa Xuân về, mùi hương của đảo càng thêm nồng nàn, cái cảm giác nồng nàn này chỉ có được đối với những khách phương xa từng theo dõi đời sống khốn khó, đầy sóng gió của người dân Lý Sơn bao nhiêu năm nay. Với người dân Lý Sơn, mùa xuân Giáp Ngọ là một mùa Xuân mà mọi cay đắng đang chờ đón họ.

Mùa bội thu nhưng vẫn thua lỗ

Theo dòng lịch sử, đời sống người Việt trên đảo Lý Sơn bắt đầu từ những năm nửa đầu của thế kỷ 17 bởi những người lính tiền tiêu canh giữ biển đảo đất Việt. Dưới thời nhà Nguyễn, hằng năm có những đoàn binh giong buồm ra khơi, còn gọi là hải đội Hoàng Sa, xuất phát từ Lý Sơn thẳng tiến về Hoàng Sa để giữ đảo quê hương. Và đã có nhiều đoàn binh ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
Con cháu của những binh sĩ trên các hải đội này sống ở Lý Sơn để chờ đợi họ quay về, nhưng chờ mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, sinh con đẻ cháu mà các chiến binh vẫn bặt vô âm tín. Tưởng nhớ những người thân, tổ tiên ra đi không bao giờ trở lại, người dân Lý Sơn dùng đất sét nặn ra những hình nhân, làm lễ cúng vái và chôn xuống bờ biển, đắp thành những mộ gió mà họ tin rằng linh hồn của cha ông sẽ nương náu vào mộ gió để nhận hương khói và sự biết ơn của con cháu.
Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Xuân về, người dân Lý Sơn lại rủ nhau làm lễ cúng bái, khói hương những ngôi mộ gió để tưởng nhớ công lao cha ông đã ngã xuống bảo vệ biển đảo. Về sau này, có thêm những ngôi mộ gió của người thân đắp cho những người đánh cá ngoài khơi bị bão biển, bị tàu của kẻ xâm lăng đâm chìm. Những ngôi mộ gió càng ngày càng nhiều hơn, sự mất mát người thân càng trở nên quen thuộc đối với cư dân Lý Sơn.
ly-son-250.jpg
Ngư dân Lý Sơn chuẩn bị hành lý cho những ngày ra khơi. RFA PHOTO.
Thuyền trưởng Lê Tân, người Lý Sơn kể về những chuyến đi biển, bị Trung Quốc bắt người, cướp bóc tài sản của ông: “Nói sao giờ, giờ chạy thôi chứ sao. Kinh, tui kinh quá, nó bắt nó đánh. Khu Đá Bạc nó kinh lắm, nó bắt lên trước hết nó đánh cái đã. Tui kinh bao nhiêu đó thôi. Tui không nộp nhưng sau mấy chuyến đó, thôi tui nộp, rồi bước lên thôi.”
Theo một thuyền viên khác yêu cầu giấu tên, kể từ tết Giáp Ngọ đến nay, có nhiều chuyến đánh cá của ngư dân Lý Sơn thành  công nhưng lại thất bại. Thành công là được nhiều cá, thậm chí có người bị chìm tàu vì trúng mẻ lưới quá nặng. Thế nhưng tính ra, khoảng tiền lãi lại không bằng trước đây.
Giải thích cho vấn đề vừa nêu, ông này cho biết thêm là hiện tại, vì quá cô đơn giữa biển, không có mạng lưới an ninh bảo vệ cho ngư dân Việt Nam, mỗi khi bị bắt tàu chỉ có hai đường, một là bị đánh tả tơi, bị bắt nhốt, bị cướp sạch tài sản, hai là sống mái và bỏ mạng dưới họng súng người Trung Quốc. Chính vì gặp quá nhiều khó khăn, nhiều ngư dân đã âm thầm mua vé thông hành của nhà cầm quyền Trung Quốc để yên thân.
Ông này nói rằng việc mua giấy thông hành sẽ giúp ngư dân Lý Sơn an toàn trong lúc đánh bắt, và đây cũng là bài học an toàn cho bản thân mà ngư dân Lý Sơn đã học được của ngư dân Quảng Nam. Vẫn biết rằng mua vé thông hành của nhà nước Cộng sản Trung Quốc là không tốt, không thể hiện tinh thần độc lập, chủ quyền của một công dân nước Việt, nhưng ngư dân không còn lựa chọn nào khác.
Giải thích thêm, người đàn ông này nói rằng mọi chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với ngư dân Lý Sơn rất tốt, mọi ưu tiên từ vay vốn lãi suất rất thấp cho đến hỗ trợ vốn không hoàn lại đều có. Thế nhưng mọi ưu tiên này chỉ đủ để kích thích cho ngư dân ra khơi, vấn đề còn lại, đó là sự an toàn mạng sống giữa biển khơi, hầu như hoàn toàn không có.
Thử hỏi, vay vốn, đóng tàu, tốn biết bao mồ hôi, công phu để rồi ra khơi, vừa đánh bạc với sóng gió lại vừa thí xác cho tàu hải giám Trung Quốc, đến khi mất trắng quay về đầy thương tích, nợ nần… Ngư dân không được gì cả ngoài sự mất mát và làm những cái cọc tiền tiêu sống cho Trung Quốc bắt, để có cái cớ mà nhà nước lên đài phản đối suông vài ba câu lặp đi lặp lại.

Bài toán khó

ly-son-2-250.jpg
Ruộng tỏi trên đảo Lý Sơn. RFA PHOTO.
Một ngư dân khác, cũng yêu cầu giấu tên, bộc bạch với chúng tôi rằng hiện tại, ngư dân Lý Sơn đang rơi vào hoàn cảnh thật sự khổ tâm vì phải đối diện một bài toán khó, đó là gia đình, sự sống hay tính dân tộc hình thức. Ông này nói rằng ông đưa ra bài toán này là hoàn toàn có cơ sở của nó.
Vì đã nhiều năm nay, ngư dân Lý Sơn khi ra khơi chỉ gặp đúng một tình trạng khi bị Trung Quốc bắt là mất trắng mọi thứ, sau đó về đất liền, lại chạy vay chạy mướn để đóng tàu, để gở vốn. Không ít ngư dân rơi vào nợ nần, mất trắng vì tình trạng này. Mặc dù người Lý Sơn vẫn biết, vẫn hiểu rằng mình phải nối gót cha ông để bảo vệ biên cương, biển đảo. Thế nhưng lấy gì để bảo vệ ngoài hai bàn tay trắng bốn bàn tay không?
Làm sao dám nói là quyết tâm bảo vệ đất nước khi trong tay không có thứ vũ khí nào mà phải đối diện với những kẻ ngoại xâm trang bị vũ khí tối tân? Làm sao mà giữ vững khí tiết yêu nước trong khi nhà nước, kẻ có trách nhiệm trọng yếu bảo vệ tổ quốc lại phản đối suông khi bà con ngư dân bị bắt và chính ngư dân lại đứng mũi chịu sào mọi khó khăn chỉ vì chén cơm manh áo? Chính vì thế, ngư dân chỉ còn giải quyết một câu hỏi duy nhất: Sống để nuôi vợ con hay là chết?
Cuối cùng, ngư dân buộc lòng phải mua tấm vé thông hành để đảm bảo mạng sống, để có cái mà nuôi vợ con và để duy trì sự sống, duy trì ước mơ nối gót cha ông bảo vệ biên cương tổ quốc. Bởi hiện tại, nếu không có vé thông hành, ra khơi, không bị mất mạng thì cũng bị mất trắng tài sản, lấy gì nuôi con, lấy ai mà ước mơ độc lập dân tộc, độc lập biển đảo.
Nói thì nghe hơi buồn, ngư dân Lý Sơn đã thỏa hiệp với tấm vé thông hành. Nhưng nghe kĩ những suy tư của họ, mới hiểu rằng sự sống đáng quí biết nhường nào, và trong một điều kiện mà mạng sống không đảm bảo, thậm chí bị lợi dụng để làm con tốt chính trị, tốt nhất phải bảo vệ mạng sống và tiếp tục đấu tranh chống ngoại xâm bằng cách khác để thoát khỏi tình trạng nướng mạng trên bàn cờ của kẻ giả dối!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Nguồn:  http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/spring-in-ly-son-island-03132014130818.html

Người trẻ gốc Việt đang chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ

Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo 

lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ


Trung Tá Hải quân Cao Hùng (giữa), Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ
Một cậu bé được bố mẹ đưa sang Mỹ tị nạn năm 1975 nay trở thành Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ, vị trí điều hành các hoạt động đặc nhiệm và huấn luyện lặn tinh nhuệ nhất trên thế giới mà ít người có thể vươn tới được.  

Đó là câu chuyện thành công của Trung Tá Hải quân Cao Hùng, sĩ quan chỉ huy trường đào tạo trên 1200 lính hải quân, thủy quân lục chiến, và phi công hằng năm với đội ngũ 235 giảng viên là những chuyên gia tài giỏi của nước Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay, Trung tá Cao Hùng, một trong những sĩ quan Mỹ gốc Việt mang lại niềm hãnh diện cho người Việt nói chung và cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại nói riêng, sẽ kể cho chúng ta nghe anh đã biến ‘giấc mơ Mỹ’ của mình trở thành hiện thực như thế nào.

=> Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Trung tá Cao Hùng


Trung tá Cao Hùng: Gia đình tôi rời Việt Nam 14 tiếng trước khi mất Sài Gòn. Ba mẹ tôi tới đảo Guam. Ba tôi nhận được việc ở Phi Châu, nên gia đình tôi dời sang Phi Châu 7 năm. Sau đó, mẹ tôi đem tôi cùng 4 người chị về lại Mỹ để học tiếng Mỹ vì bên Phi Châu chúng tôi đi học trường Pháp.



Trà Mi: Lúc đó anh mấy tuổi và những khó khăn ban đầu thế nào anh còn nhớ không?

Trung tá Cao Hùng: Về lại Mỹ năm 1982 lúc đó tôi 11 tuổi. Khó khăn chỉ là phải học tiếng Anh thôi. Tôi vào hải quân vì tôi thương nước Mỹ này lắm. Tôi tốt nghiệp Naval Academy (Học viện Hải quân). Từ Naval Academy họ chỉ chọn 6 người đi hoạt động đặc biệt. Tôi là một trong 6 người được chọn vào ngành nghề này.

Trà Mi: Trên đường binh nghiệp, anh đã đến nhiều nơi, nếm trải nhiều gian nan thử thách, có kỷ niệm nào anh khắc cốt ghi tâm?

Trung tá Cao Hùng: Khó khăn tôi gặp cũng giống như mọi người khác. Chỉ biết là trong 6 người tốt nghiệp Học viện Hải quân, chỉ mình tôi thành sĩ quan chỉ huy. Vì nghề này thật là khó, nên họ chỉ chọn những người giỏi nhất.

Trà Mi: Là sĩ quan chỉ huy trong hải quân Mỹ gốc Việt, anh thấy điều đó có mang lại thử thách nhiều hơn cho mình so với một người bản xứ?

Trung tá Cao Hùng: Không chị. Tổng thống Ronald Reagan từng nói nếu mình ở Pháp, Anh, hay Đức cho dù 20 năm họ cũng không cho rằng mình thành Tây, Anh, hay Đức; nhưng ai qua Mỹ này cũng thành người Mỹ được. Cho nên, tôi nghĩ mình chỉ cần làm việc hết sức. Ở Mỹ này mọi người đều ngang bằng nhau.

Trà Mi: Thành công nào cũng phải trả giá bằng nước mắt, mồ hôi, và sự phấn đấu không ngừng. Nói về những cái giá mà anh phải trả để có được hôm nay, anh nhớ nhất điều gì?


Trung tá Cao Hùng: Nhớ nhất là những lần đi đánh giặc. Tôi đi đánh giặc 5 lần rồi, đi Iraq, 3 lần đi Afghanistan..v.v.. Kỷ niệm đáng nhớ chẳng hạn như khi ở Iraq, mỗi ba ngày lại bị họ bắn những hỏa tiễn. Tôi cũng nhớ những lần mìn nổ vì tôi phải đi tìm và rà phá mìn.


Trà Mi: Vì sao anh không chọn binh chủng khác mà là hải quân?

Trung tá Cao Hùng:  Vì một người chị của tôi đã vào Học viện Hải quân rồi nên tôi thấy thích Naval Academy hơn.



Trà Mi: Những yếu tố nào giúp anh tới thành công hôm nay?


Trung tá Cao Hùng: Đó là mấy người làm việc chung với tôi. Họ là những người giúp tôi được chọn làm sĩ quan chỉ huy vì làm công việc này không bao giờ có thể làm làm một mình cả. Công việc này mình cần những người làm việc chung với nhau, hỗ trợ mình.


Trà Mi: Là một chỉ huy điều hành trung tâm hàng trăm chuyên gia, mỗi năm đào tạo hàng ngàn lính tinh nhuệ cho nước Mỹ, anh có cảm giác thế nào trong cương vị một người Mỹ gốc Việt?


Trung tá Cao Hùng: Vì ba mẹ tôi dạy tôi phải luôn cố gắng. Cái ơn là từ ba mẹ và nguồn gốc của mình, nhưng ơn cũng là vì xứ Mỹ đã cho mình cơ hội.


Trà Mi: Anh có khi nào về Việt Nam chưa?

Trung tá Cao Hùng: Chưa, nhưng tôi sắp về Việt Nam để dạy người nhái Việt Nam. Trường tôi đang bắt đầu xem xét khả năng sang Việt Nam huấn luyện người nhái Việt Nam. Tôi rời Việt Nam từ khi 4 tuổi nên cũng muốn về coi Việt Nam ra sao.

Trà Mi: Tham gia hải quân Hoa Kỳ có thể hiểu là cách anh đóng góp lại cho quê hương đã nuôi dưỡng mình. Nếu anh có cơ hội, có một điều nào đó anh có thể đóng góp cho quê cha đất tổ của mình, anh nghĩ anh sẽ làm gì?


Trung tá Cao Hùng: Người trẻ Việt Nam có thể nhìn con đường tôi đã đi để học hỏi. Đó là cách đóng góp của tôi.


Trà Mi: Anh có thể chia sẻ với giới trẻ Việt Nam về ‘giấc mơ Mỹ’ và cách để đạt được thành công ‘giấc mơ Mỹ’ đó?


Trung tá Cao Hùng: Đời sống Mỹ cho  mình nhiều cơ hội. Cho nên, mình chỉ cần cố gắng làm việc, nỗ lực hết mình thôi. Có mơ ước hãy đi theo mơ ước đến cùng.



Trà Mi: Anh nghĩ thế nào về vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ, sự đóng góp của họ cho nước Mỹ, và mối quan tâm của họ kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?


Trung tá Cao Hùng: Chẳng hạn nếu người dân Iraq không muốn dân chủ thì mình đâu có đem tới cho họ được. Tôi nghĩ nếu người dân ở Việt Nam muốn dân chủ thì mình phải giúp họ. Giúp bằng cách cho họ thấy rằng nếu mỗi người có tự do thì họ có thể làm được nhiều việc.


Trà Mi: Ngày nay người ta đánh giá rất cao tinh thần lãnh đạo của người trẻ. Anh thấy tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với tuổi trẻ nói chung và với người trẻ gốc Việt tại Mỹ nói riêng?

Trung tá Cao Hùng: Đâu cũng cần tinh thần lãnh đạo. Mình không những cần tinh thần lãnh đạo mà cần phải dạy tuổi trẻ đi theo, học tập làm lãnh đạo.

Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.



Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-tre-goc-viet-chi-huy-dao-tao-luc-luong-dac-nhiem-nguoi-nhai-hai-quan-my/1877471.html

Chuyện những chiếc cầu xứ Việt

Chuyện những chiếc cầu xứ Việt

cautre-305.jpg
Chiếc cầu tre và chòi trực cầu để thu phí
RFA photo
Tuần qua, chuyện chiếc cầu treo Chu Va ở Lai Châu bị đứt cáp, hất những người đi đưa tang cùng cỗ quan tài rơi xuống suối đá làm ít nhất 8 người mất mạng và hơn 30 người bị thương một lần nữa đã làm dư luận xôn xao, chấn động bởi chất lượng cầu ở Việt Nam. Đó là chưa kể đến hàng trăm chiếc cầu nằm chông chênh qua suối bằng vài thanh cây, vài sợi dây thừng và một số cáp treo dã chiến có đến hàng chục học sinh bu bám lên để qua sông. Cũng là những chiếc cầu, nếu như ở miền Nam có cầu khỉ, thì miền Trung có cầu tre vắt qua sông. Chuyện của những chiếc cầu tre cũng li kì và thú vị không kém!
Cầu tre lắc lẻo…
Cây cầu tre được sinh ra trong một bối cảnh cũng khá lạ, thường thì những nơi có cầu tre là những nơi heo hút, dân cư đông đúc nhưng đường sá teo tóp, nhỏ nhoi, lại bị con sông chắn ngang đường đi, mùa nắng băng sông bằng đò, đến mùa mưa thì việc đi lại hết sức đáng sợ bởi nguy cơ lật đò, chết người. Bởi việc đi lại quá khó khăn, người dân tự góp vốn làm cầu tre hoặc một nhà đầu tư đứng ra làm cầu tre và bán vé qua cầu cho người đi lại.
Hiện tại, những chiếc cầu tre từ vốn đầu tư của tư nhân chiếm khá nhiều tại miền Trung, góp phần không nhỏ cho việc giao thương nhưng vẫn mang tính hai mặt của nó.
Một người tên Phi, chủ của một chiếc cầu tre được đầu tư với giá 60 triệu đồng, băng qua sông Trường Giang tại Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ: “Thường thì khoảng 60 chục triệu, tùy vào cái cầu, sông nó rộng thì khoảng 50-60 triệu, hẹp thì khoảng 10 triệu, nhưng 10 triệu thì lại không lấy được vốn, vì sông nó hẹp thì người ta lội bộ, mùa hè nó cạn, người ta lội qua. Chủ yếu là những cái sông phải rộng, sông rộng làm cầu tre thì nguy hiểm thật, nhưng không có cầu thì phải làm sao, nên phải làm cầu. Từ chỗ nộp tiền thuế cho nhà nước, tiền đấu giá, tiền đầu tư làm cầu, tiền thuê người giữ cầu, có người giữ cầu thì đỡ nguy hiểm cây cầu của mình, người ta điều tiết giùm mình, chứ nếu không ba xe, bốn xe vào một lần thì sập cầu, rồi họ lại thu tiền lại cho mình, bán vé mà, phải thế thôi. Trước đây cũng có người bỏ tiền ra làm cầu, gọi là làm cầu giúp dân, nhưng bây giờ nó đua nhau nó đấu giá rồi thì phải làm kinh tế thôi!”
Trước đây cũng có người bỏ tiền ra làm cầu, gọi là làm cầu giúp dân, nhưng bây giờ nó đua nhau nó đấu giá rồi thì phải làm kinh tế thôi! O6ng Phi, Quảng Nam
Ông Phi nói thêm, nếu như trước đây, việc đầu tư làm cầu tre ít tốn kém, và mức thu phí cũng thấp, chỉ lấy 500 đồng đối với người đi bộ và 1 ngàn đồng đối với người đi xe máy thì bây giờ mọi chuyện đã hoàn toàn khác, giá ước đã tăng gấp bốn lần vì nhiều lý do.
Trong nhiều lý do như chi phí làm cầu tăng, đồng tiền mất giá, thời giá nhảy vọt… Thì có một lý do rất cơ bản mà ai cũng có thể thông cảm mặc dù nghe ra rất buồn cười. Đó là chính sách đấu giá làm cầu và thu thuế cầu ở cấp chính quyền địa phương. Nghĩa là trước đây, người làm cầu tre không phải đóng thuế, còn bây giờ, người làm cầu tre phải đóng thuế, thậm chí phải đấu giá để làm cầu và thu lợi nhuận.
Một người yêu cầu giấu tên, sống ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam chia sẻ, chuyện tổ chức đấu giá và đóng thuế làm cầu tre là hết sức vô lý, bởi vì dù sao chăng nữa, việc làm một chiếc cầu tre lắc lẻo qua sông để người dân đi lại cũng là việc làm mà nhà cầm quyền cần phải nhìn ra sự thiếu sót cũng như sự bất lực của mình. Lẽ ra nhà cầm quyền địa phương phải trích tiền thuế, trích ngân sách để làm những chiếc cầu cho dân đi miễn phí hoặc góp phần với tư nhân để làm cầu nhằm giảm bớt khoản thu phí xuống còn một nửa. Đằng này, nhà cầm quyền địa phương lại đè người làm cầu ra đánh thuế, bắt nộp tiền cọc để đấu giá, người nào đấu giá nộp thuế cho nhà nước với mức cao sẽ thắng thầu. Nhưng, một khi có đấu thầu, sẽ có yếu tố kinh doanh và động cơ lợi nhuận sẽ đặt lên trên hết. Điều này xãy ra hai vấn đề bất lợi cho nhân dân.
Bất lợi đầu tiên phải nói đến là sẽ có nhiều người không có tâm huyết với những chiếc cầu tre nhưng lại vì động cơ lợi nhuận, sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để thắng thầu, sau đó tha hồ bóc lột người qua cầu dưới sự bảo kê của nhà cầm quyền. Và trong trường hợp này, người vì động cơ lợi nhuận chưa chắc đã nắm đủ kĩ thuật để làm cầu tre băng sông, chất lượng cầu sẽ rất kém và nguy cơ cầu sập bất kì giờ nào là có thật.
Trường hợp thứ hai, vì không tâm huyết nhưng cuốn theo động cơ lợi nhuận, họ sẽ đóng thuế rất cao để thắng thầu, lúc đó, mọi yêu cầu về an toàn của nhân dân không được đặt ra nhưng nhân dân phải gánh chịu khoản phí qua cầu rất cao. Ví dụ như thay vì đóng một ngàn đồng để qua cầu, người dân phải đóng đến năm ngàn đồng, bởi chi phí này cõng cả tiền nuôi nhà cầm quyền, tiền nuôi người làm cầu và một số khoản nhậu nhẹt, bôi trơn chiếc cầu trước quyền thế địa phương.
Cầu tre đến bao giờ?
cautre-250.jpg
Những thanh tre làm sàn cầu. RFA photo
Đây là câu hỏi mới nghe tưởng nói chơi nhưng thực tế lại chứa quá nhiều trăn trở của nhân dân những vùng hẻo lánh, đi lại bằng đò hoặc cầu tre. Thường, mùa nắng thì phương tiện cầu tre giúp người ta đi lại thuận tiện nhất, chỉ có những ai quá tiết kiệm hoặc thấy quá tốn kém mới dùng ghe bơi qua sông. Nhưng đến mùa mưa, cả đò và cầu tre là hai phương tiện nguy hiểm ngặt nghèo.
Nếu đi đò thì có thể bị nước lũ cuốn bất kỳ giờ nào, còn việc băng qua chiếc cầu tre chóng vánh giữa dòng nước cuồn cuộn chảy cũng đáng sợ không kém. Bà Nguyên, cư dân xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, than thở với chúng tôi rằng không có gì đáng sợ và làm bà hãi hùng hơn kinh nghiệm một lần suýt chết khi đi qua cầu tre ở quê bà.
Với kết cấu gồm vài chục gốc tre già đóng chéo xuống sông, sau đó buộc hai cây tre to vào hai bên thành đường ray và đặt lên trên đường ray những mảng tre chẻ đôi, đóng đinh, buộc dây thép thật chặt cho tất cả những thanh tre liên kết với nhau thành chiếc cầu. Qui trình hết sức đơn giản và tải trọng của cầu không được phép quá 500kg.
Một người yêu cầu giấu tên, sống ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ: “Thì đóng cọc xuống, đóng chéo qua chứ sao, chéo như dấu nhân vậy đó, rải dài rồi người ta cọc, cột mấy cái róng tre dài dưới chân và phía trên rồi xong chứ có gì đâu!”
Chính vì thế, khi có hai chiếc xe máy ở hai đầu cầu chạy ngược chiều nhau và giáp nhau giữa cầu, lúc này chiếc cầu rung lắc cứ như chuẩn bị đổ ập xuống sông. Trong tình trạng mùa mưa lũ thì miễn bàn, cảm giác cây cầu nổi dần lên theo mực nước là cảm giác thật vì với những cây tre cắm xuống lòng sông không bao giờ đủ sức neo cây cầu đừng nổi theo mực nước lũ.
Lần bà Nguyên suýt chết là trận lũ năm 2010, vì phải đi mua lương thực dự trữ cho mấy ngày lũ, nên mặc dù nước đang dâng cao, bà vẫn liều mình đi mua, khi về thì nước đã dâng cao quá mức. Bà vịn vào thành cầu lội băng qua sông, đến giữa sông, cây cầu bị nước chảy giật lắc qua lắc lại liên tục, bà cắn răng ôm thùng thực phẩm lội đến đầu bên kia, vừa chạm chân vào bờ, thò tay quơ vội, nắm lấy cây ổi thì cây cầu bị nước cuốn phăng. Bà chỉ biết rùng mình nhìn theo.
Có thể nói kinh nghiệm đáng sợ của bà Nguyên cũng là kinh nghiệm chung cho những cư dân sống ở vùng sông nước heo hút, quanh năm suốt tháng phải băng sông, băng suối trên những chiếc cầu mà khi đi trên đó, cảm giác của một người làm xiếc pha lẫn với cảm giác đối diện tử thần, thân phận cái kiến, con sâu luôn hiện hữu. Đến bao giờ người dân nơi đây mới có những chiếc cầu đúng nghĩa?
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Nguồn:.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-bridge-in-vn-ttvn-03072014121931.html

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Một số ảnh nền imgfarm



Nền http://imgfarm.com




abc-1



abc-2



abc-3



abc-4



abc-5



abc-6



abc-7


abc-8



abc-9
-------------------


abc-10






Cao Bá Quát - nhà thơ anh hùng




Cao Bá Quát - 高伯适 



Tiểu sử


Cao Bá Quát 高伯适 (1809(?)-1855) tự Chu Thần 周臣 sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm giao thiệp tìm gươm báu
Một đời chỉ cúi trước hoa mai)

Đôi câu đối ấy đã thâu tóm khá đầy đủ hoài bão và phẩm chất Cao Bá Quát. Lúc trẻ Cao Bá Quát cũng như trăm nghìn sỹ tử khác mong học giỏi đỗ cao để giúp đời. Trong thơ thấy rõ cái hăng hái thường tình ấy Trên đường công danh đã mấy ai nhàn/ Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây. Nhưng cũng nhận ra ngay trong cơn hăng hái trên đường đi thi ấy cái khí phách khác thường của ông:

Sóng biển trào lên như đầu bạc lô nhô
Gió giận dữ đánh chìm cả những chiếc thuyền to
Chớp giật sấm ran ai nấy đều xanh mắt,
Giữa cảnh, con chim hải âu vẫn nhởn nhơ

Sau này trong truyền thuyết về Cao nhiều giai thoại cũng vẽ nên sự bình thản của ông giữa gian lao như hải âu giữa bão: Một chiếc cùm lim chân có đế/ Ba vòng xích sắt bước thì vương.
Khí phách ấy bắt nguồn từ chất tâm hồn của Cao Bá Quát. Tâm hồn ấy cao rộng. Qua núi Dục Thúy: Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất kia/ Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước. Tâm hồn ấy giàu năng lực bên trong, chấp nhận cái khó của đường đời:

Bãi cát dài, bãi cát dài!
Bước một bước lại như lùi một bước.

Trong tình cảnh oan khốc bị giam cầm, tra tấn chỉ vì tội sửa vào bài thi cho một thí sinh có tài vô ý phạm trường quy, ông tỉnh táo và can đảm coi việc mình làm là việc thiện, mà việc thiện thì ở hoàn cảnh nào cũng nên làm. Ông coi công lý thời ấy như cái máy làm nhục người (Bài thơ tả cái cùm). Ông nhìn thẳng vào chiếc roi da đang quật nhoang nhoáng vào người mình, ông tả nó và tả chính tâm trạng mình, như một cuộc đọ sức. Cái việc tả chính xác với các chi tiết nghiêm lạnh cho thấy ai vững hơn ai:

Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp.
Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở
Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi (...)
Ở nơi góc đài những giọt sương trong cũng vì ta mà bay lên
Roi song rủ xuống thôi không hăng như trước nữa
Chắp tay đứng, ruột mềm quặn lại như cuốn vào ngón tay được.

Ông nhìn sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh. Ông hỏi hoa sen ngươi có hồng bằng mặt rượu của ta không? Ông thấy núi như chiếc chén xà cừ của khách say. Khí phách, tài tử như Cao Bá Quát lại là người thắm thiết tình cảm, đặc biệt tình cảm gia đình. Ông có những câu thơ thương vợ thương con tình cảm chân thực, ngôn ngữ mộc mạc, hình như ông không muốn vẻ đẹp của tài thơ làm mờ đi nét thực của cảm xúc. Một số truyền thuyết muốn nhấn mạnh khí phách Cao Bá Quát đã mô tả ông có tính cách ngang tàng khinh bạc, coi nhẹ tình cảm, e không đúng. Cao Bá Quát khí phách nhưng đa cảm, đó là sự phong phú của tâm hồn ông. Thương xót người thân và thương xót mọi người nghèo khổ, bị ức hiếp. Hãy nghe ông mời một người đói cùng ăn Than ôi hãy ngừng lệ/ Một bữa ta tạm mời/ Đời người như quán trọ/ Ung dung nào mấy ai/ Thong thả đừng nuốt vội/ No ứ dễ hại người. Cao Bá Quát đã thấy nguồn gốc nỗi khổ ấy, không dễ nói thẳng ra, nhưng ông đã tìm cách nói:

Nghe nói xe Rồng vừa ngự tới
Cung vua sẵn đó lại cung vua

Tâm sự nhà nho Cao Bá Quát rối bời: Tâm sự và tóc có chi phải so sánh vắn dài/ Đến lúc đã rối bời thì cùng rối bời như nhau. Rối bời vì ái quốc thì không thể trung quân.
Cuối đời, những bài thơ Cao Bá Quát càng nặng trĩu nội tâm. Không chỉ buồn thương, mà có buồn thương cũng không chỉ vì thân danh mình lận đận. Hoài bão của con người một đời chỉ cúi trước hoa mai rộng xa hơn nhiều. Trước cảnh đời ngang trái ấy ông không thể làm tấm bia không chữ, (Thế sự hà kham một tự bi). Ông phải có thái độ, nhưng thái độ ấy không thể nói trong thơ. Ông như cái hạt sen ôm tấm lòng đắng ngắt chỉ mình mình biết (Liên tử hữu tâm tri độc khổ). Đêm xuân đọc sách mà như đối thoại với người xưa (Bùi ngùi xuân này ngồi đối diện với người xưa) mà như giao lưu với vũ trụ (Dưới có người không ngủ/ Trên có vì sao muốn rơi). Trong bài Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, ý chí hành động của Cao Bá Quát đã rõ, sau khi nhắc đến Chu An, Nguyễn Trãi, ông viết:

Khách nam nhi chẳng vì thế thái
Đem thân ra đỡ lấy cương thường

Năm 1853 Cao Bá Quát đã trở thành một trong những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Bối cảnh lịch sử chưa đủ chín để cuộc khởi nghĩa thành công. Nhưng Cao Bá Quát đã trở thành hình tượng sáng chói của lớp nhà thơ hoạt động, từ thơ mà thành chiến sỹ, lấy máu để diễn tả cao nhất cảm xúc của chính mình.

Hà Nội 1-11-2000
Vũ Quần Phương
---------------------------------------------


Tác phẩm
10. Để gia
23. Bạc mộ 
38. Cái tử
50. Du vân
90. Tài mai
107. Vô đề
2. Đắp voi 
9. May rủi 
--------------------------------------------


Trang nguồn: