Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Muốn ăn thì lăn vào bếp





Đôi lời về ăn uống

1-  Mỗi một dân tộc, mỗi vùng, thậm chí mỗi gia đình đều có những cái chung và cái riêng trong khi chế biến và thưởng thức các món ăn món uống. Cái chung dễ nhận biết là ăn lành tức ăn sạch, nói khác đi cái ăn không bị nhiễm những yếu tố gây độc hại cho cơ thẻ (kể cả dị ứng với từng cơ địa riêng của bản thân cá nhân nào đó). Khái niệm thơm ngon bổ dưỡng cũng vậy. Với nhiều người thì món ăn này là thơm ngon, nhưng một số thì lại là không ngon, thậm chí chỉ nghe thấy tên món đó cũng đã cảm thấy ớn sợ.

2- Có rất nhiều lý do mà những món ăn truyền thống đã qua nhiều đời chọn lọc nay đã bị mai một. Làm sao khôi phục lại được trong điều kiện có thể, để kho tàng văn hoá ăn uống của Việt Nam giữ được bản sắc quý.

3- Trong quá trình giao lưu hội nhập hai miền Nam Bắc và nhất là với các dân tộc khác trên thế giới khi tiếp nhận món ăn và cách ăn khác mình, thì quá trình chọn lọc của từng người có thể khác nhau: ưa thích hoặc không. Vấn đề chế biến và cải biến khi du nhập vào đời thường sẽ như thế nào. Ở đây không những cần đề cập vấn đề tập làm, mà chừng mực nào đó còn cả vấn đề tập ăn (để từ không ngon chuyển thành ngon miệng khó quên).

4- Nấu nướng nên là một kỹ thuật và nghệ thuật và do đó luôn đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo (sạch, nhanh, mới lạ, thơm ngon, và đẹp).

5- Việc ăn và việc mời ăn, cũng nên là một nghê thuật, sao cho đẹp tình ngon miệng.

Để đạt được hai điều trên cần đầu tư công sức để vui mà làm, vui mà ăn mà uống, tránh vội vã tất bật lo nghĩ và cũng tránh cầu toàn, thú vị nhàn nhã vui vẻ như được đi xem hội.

             YHN.

---------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét